Bạn đang muốn mở một đại lý sơn nước, bạn đang tìm hiểu các vấn đề liên quan tới các sản phẩm sơn trong đó có dòng sơn chịu mặn là gì. Vậy đây là loại sơn gì, nó có đặc như thế nào và thường được sử dụng ở đâu chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.
Bài viết nên đọc:
>>> Chính sách cho các đối tác làm đại lý sơn
>>> Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Định nghĩa sơn chịu mặn là gì ?
Sơn chịu mặn là một bước tiến phát triển vượt bậc của ngành sơn, nó được chế tạo để chịu nồng độ mặn của muối trong nước biển khi bám vào bề mặt sơn tại các công trình công nghiệp, dân dụng.
Phân loại sơn chịu mặn trên thị trường
Hiện nay, dòng sơn này được chia làm hai loại là sơn chịu mặn gốc nước và gốc dầu:
Sơn chịu mặn gốc nước
Đây là dòng sơn chuyên dụng, nó thường được dùng để bảo vệ các công trình xây dựng dân dụng ở các vùng hảo đảo, vùng ven biển những nơi thường xuyên phải chịu sự tiếp xúc với nước biển hoặc hơi mặn bốc lên bởi nước biển.
Quy trình thi công dòng sơn chịu mặn này cũng giống như thi công sơn nước thông thường nhưng điểm khác biệt đó là chúng ta sẽ dùng sơn lót chịu mặn làm lớp sơn trung gian và sơn phủ màu dùng hệ sơn men sứ gốc nước. Nhờ sự kết hợp giữa 2 loại sơn này đã tạo thành một hệ thống vỏ bọc bảo vệ bề mặt công trình bền màu theo thời gian.
Ngoài ra, khi sử dụng sơn lót chịu mặn gốc nước kết hợp với sơn phủ màu men sứ nó không chỉ đảm bảo độ bền về màu sắc sơn trên công trình xây dựng mà hệ sơn này còn mang lại độ bền cho những công trình thường xuyên bị ảnh hưởng của nước biển, hơi mặn từ biển…
Để thi công dòng sơn này người thợ có thể sử dụng chổi quét, con lăn hoặc súng phun sơn thông thường…
Sơn chịu mặn gốc dầu
Đây là dòng sơn ra đời sớm nhất, hiện nay hệ sơn này được chia làm hai loại chính là sơn phủ màu chịu mặn và sơn chống rỉ chịu mặn. Trên thị trường hầu hết các hãng sơn nước đều có loại sơn này.
Cũng như dòng sơn gốc nước, sơn gốc dầu này cũng được sử dụng cho các công trình công nghiệp liên quan tới kim loại và gỗ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với nước biển như các loại tàu thuyền, nhà giàn…
Với dòng sơn gốc dầu hiện nay có hai loại chính là sơn chống rỉ chịu mặn thường được sử dụng làm lớp sơn lót đầu tiên trên các bề mặt kim loại, hỗ, đây chính là lớp sơn trung gian. Với lớp sơn này, chúng ta dễ dàng sử dụng cũng như thi công theo như sơn chống rỉ gốc dầu thông thường đó là hãy làm sạch bề mặt vật dụng, sau đó pha dung môi vào sơn và sử dụng chổi quét, lu lăn sơn dầu hoặc súng phun sơn.
Loại thứ hai là sơn phủ màu chịu mặn, đây là loại sơn thường được dùng để sơn phủ các loại vật dụng được làm bằng gỗ và kim loại, các công trình công nghiệp trong môi trường biển. Đây chính l à lớp sơn phủ màu nhằm tạo thẩm mỹ bên ngoài cho mỗi công trình. Cách thi công sơn màu chịu mặn này khá đơn giản, thợ thi công chỉ cần đợi khô lớp sơn lót và phủ màu.
Trên đây là một số thông tin về dòng sơn chịu mặn, nếu quý vị còn bất cứ băn khoăn nào hãy liên hệ ngay tới hangsonachau.com để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm bài tin:
- Đâu là giải pháp chống thấm ngược chân tường mà không cần đục đẽo?
- Tổng hợp các cách nhận biết sơn giả
- Tại sao sơn chống rỉ nên phủ nhiều hơn 1 lớp sơn?
Để tìm hiểu thêm thông tin về chính sách hoa hồng cho đại lý sơn mà Công ty cổ phần Sơn Á Châu dành cho các Đại lý, xin Quý đối tác cũng như bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 0944.95.15.95 – 0984.888.968 hoặc gửi thông tin vào mail: luckypaintvietnam@gmail.com.
Nguồn: hangsonachau.com
Nội dung cần lưu ý